Custom Search
Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Tỉnh nào có nhiều Huyện nhất nước ta?

Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh trong dó có 5 thành phố trực thuộc Trung ương.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các khái niệm về "Cấp Tỉnh", "Cấp huyện". Và đọc hết bài viết để biết thêm về đặc điểm, vị trí địa lý, dân số cũng như các danh lam thắng cảnh ở nơi có nhiều đơn vị hành chính cấp huyện nhất nước ta nhé các bạn!
Bãi tắm Sầm Sơn thu hút khách du lịch

1. Tìm hiểu về cấp Tỉnh, cấp Huyện.

Tỉnh là một thuật ngữ thường dùng trong tiếng Việt để chỉ đơn vị hành chính cấp 1 trực thuộc quốc gia. Tuy nhiên, trong nghĩa thông dụng, tỉnh dùng với khái niệm hẹp hơn, để chỉ đơn vị hành chính cấp 1 nhưng không phải là đô thị trực thuộc trung ương (thành phố trực thuộc trung ương). Vì vậy, trong nghĩa thông dụng, đơn vị hành chính cấp 1 quốc gia thường được gọi kép là "tỉnh thành" hoặc chính xác hơn là "đơn vị hành chính cấp tỉnh".
Trung tâm hành chính của một tỉnh thường đặt tại một thị xã hay một thành phố cấp tỉnh, gọi là tỉnh lỵ.

Huyện là thuật ngữ để chỉ một đơn vị hành chính bậc hai của một quốc gia (đơn vị bậc một là tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương như ở Việt Nam). Huyện được chia thành các xã và ít nhất là một thị trấn nơi chính quyền huyện đặt cơ quan hành chánh.
Cấp huyện là một thuật ngữ khác được dùng để chỉ các đơn vị hành chính tương đương với huyện gồm có huyện, quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.

2. Tìm hiểu về Thanh hóa - Tỉnh có nhiều Huyện nhất nước ta.

Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm hai thành phố Thanh Hóa và Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn cùng 24 huyện khác. Ðây là tỉnh có số huyện nhiều nhất cả nước.

Vị trí địa lý

Thanh Hóa, hay còn được gọi là Xứ Thanh, là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, nằm ở Bắc Trung Bộ. Phía bắc, Thanh Hóa giáp ba tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình; Phía nam giáp Nghệ An; Phía dông giáp biển Ðông; Phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn của Lào. 
Bản đồ hành chính Tỉnh Thanh Hóa

Đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.120,6 km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km².

Dân số

Thanh Hóa là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt cổ.
Tháp dân số của Tỉnh năm 1999-2009

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, nhưng chủ yếu có 7 dân tộc là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú. Người Kinh chiếm phần lớn dân số của tỉnh và có địa bàn phân bố rộng khắp, các dân tộc khác có dân số và địa bạn sống thu hẹp hơn.

Địa hình:

Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ tây bắc xuống đông nam. Ở phía tây bắc, những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía đông nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh. Dựa vào địa hình có thể chia Thanh Hóa ra làm các vùng miền.

Miền núi, trung du: Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa. Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ.

Miền đồi núi chiếm 2/3 diện tích Thanh Hóa, nó được chia làm 3 bộ phận khác nhau. Vùng đồi núi phía tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn. Miền đồi núi phía Nam đồi núi thấp, đất màu mỡ thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc địa bàn huyện Như Thanh và huyện Như Xuân).

Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ ba của cả nước. Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Điểm đồng bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1 m.

Vùng ven biển: Bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn).

Những địa điểm du lịch nổi tiếng

1. Thành nhà Hồ
Thành Tây Đô - một ngôi thành đá độc nhất vô nhị ở Việt Nam, thuộc địa bàn xã Vĩnh Yên, Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc.
Thành Nhà Hồ

Nhân dân vẫn quen gọi Thành Tây Đô là Tây Giai, An Tôn hay Thành Nhà Hồ - vì người chủ trương xây dựng thành là Hồ Quý Ly, người đã dựng nên một triều đại phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XV.Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.

Đây không chỉ là điểm du lịch Thanh Hoá, mà còn là biểu tượng lịch sử tiêu biểu được CNN đưa vào danh sách 21 di sản vĩ đại nhất thế giới. Dù đã có 600 năm tuổi đời nhưng Thành nhà Hồ vẫn rất vững chãi và trường tồn với sức mạnh của thời gian.

2. Suối cá Thần Cẩm Lương
Suối Cá thần Cẩm Lương (còn gọi là Mó Ngọc) nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Dãy núi đá vôi Trường Sinh như hình chiếc võng khổng lồ chạy suốt từ Bắc đến Đông, ôm gọn Cẩm Lương vào vòng lũng núi.
Suối cá thần Cẩm Lương

3. Khu di tích Lam Kinh
Lam Kinh (hay còn gọi là Tây Kinh) thuộc địa bàn xã Xuân Lam huyện Thọ Xuân.
Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 30 ha, gồm những lăng phần, đền miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên.Thánh điện Lam Kinh phía bắc dựa vào núi Dầu, phía trước thành hướng nam và nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm bình phong, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía tây.là nơi người anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược.  
Khu di tích Lam Kinh

4. Cầu Hàm Rồng
Bên ngọn núi Hàm Rồng xinh đẹp chính là chiếc cầu Hàm Rồng, chiếc cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã. Cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ.
Cầu Hàm Rồng

Trong các năm lịch sử chiếc cầu này là trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông. Thế nhưng hiện nay, cầu Hàm Rồng đã lại hiền hoà vắt mình qua sông Mã, trở thành chiếc cầu lưu thông, đồng thời là địa điểm du lịch, check-in lưu giữ kỷ niệm tại Thanh Hoá.

5. Vườn quốc gia Bến En
Nằm trải dài giữa hai huyện Như Xuân và Như Thanh, Vườn quốc gia Bến En (thành lập năm 1992) là khu sinh thái có diện tích 16.643ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh. Đến với Bến En, ta sẽ có cảm giác lạc vào thế giới thần tiên với sông nước mây trời hư ảo,  bởi khung cảnh thơ mộng của hồ Sông Mực. Được tạo bởi 4 con suối và sông Mực, bốn mùa mặt hồ luôn xanh biếc, tĩnh lặng và vùng đất này còn lưu giữ những truyền thuyết ly kỳ.
Vườn quốc gia Bến En

6. Biển Sầm Sơn
Bãi biển Sầm Sơn thuộc thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đây là một trong những khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20. Bãi biển Sầm Sơn chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp để tắm biển. Ngoài bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn phú cho Sầm Sơn nhiều danh lam – thắng cảnh nổi tiếng và lung linh sắc màu huyền thoại.
Biển Sầm Sơn lung linh sắc màu

7. Hòn Trống Mái
Hòn Trống Mái là tên gọi của hai hòn đá nằm chênh vênh trên dãy núi Trường Lệ thuộc thị xã Sầm Sơn, tựa hình dáng một đôi chim đá khổng lồ đang chụm đầu, nghiêng mỏ. Điều kỳ diệu là cái thế chênh vênh ấy lại vững bền cùng tuế nguyệt, bất chấp dòng chảy của thời gian, trải qua bao độ phong sương mưa nắng hòn Trống Mái vẫn sừng sững, lồng lộng giữa trời xanh.
Hòn Trống Mái

8. Động Từ Thức
Động Từ Thức thuộc cụm di tích Nga Sơn, nằm trên địa bàn xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là một hệ thống hang động núi đá vôi. 
Động Từ Thức

Đây là hang động được thiên nhiên ban tặng cho nhiều nhũ đá có hình thù độc đáo, làm tăng khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của con người. Nhiều nhũ đá có hình thù và màu sắc khác nhau của hang động này đã chứng minh cho sự biến chuyển của vũ trụ và thời gian.

Nhạc Không Lời Hay Nhất - Nhạc Không Lời Chọn Lọc